Ý nghĩa của hoa cúc vàng trong ngày Tết truyền thống Việt Nam
1. Màu vàng của cúc mang đến tài lộc, may mắn cho ngày đầu năm mới
Trong những ngày Tết, người Việt Nam có rất nhiều quan niệm và lễ nghi cần phải tuân theo để cả năm được bình an và suôn sẻ. Trong đó, việc lựa chọn màu sắc để trang trí nhà cửa cũng rất được chú trọng. Đỏ và vàng là hai màu mang lại may mắn không thể thiếu trong mỗi dịp lễ Tết. Ngoài mai đào, các cành cúc vàng sum xuê, nở rộ cũng rất được ưa chuộng để trang trí nhà cửa hay bàn thờ tổ tiên trong dịp cuối năm.
Màu vàng tượng trưng cho ánh kim của tiền tài và mang đến may mắn cho những ngày đầu năm mới. Bên cạnh đó, ở một số nước như Nhật Bản, Trung Quốc,…hoa cúc vàng được chọn là biểu tượng sự thiêng liêng, quyền lực và vương giả của hoàng gia.
Calimero vàng
2. Những tầng cánh hoa dày tượng trưng cho tuổi thọ và lòng hiếu thảo
Bắt nguồn từ câu chuyện dân gian của người Việt nam, sự tích về hoa cúc kể rằng, có một cô bé vì thương mẹ bệnh nặng nên đã trèo đèo, lội suối đi tìm phương thuốc thần kì có thể chữa khỏi cho mẹ. Cảm động trước lòng hiếu thảo, Đức Phật đã tặng cho cô bé một bông hoa màu vàng, mỗi cánh tượng trưng cho một năm mà người mẹ được sống thêm. Vì muốn kéo dài sự sống cho mẹ, cô bé đã xé các cánh hoa ra thành rất nhiều cánh nhỏ hơn. Từ đó, loài hoa với các nhỏ mỏng manh nhưng xếp cạnh nhau thành nhiều tầng dày đặc được gọi là hoa cúc và mang theo ý nghĩa về sự trường thọ cũng như lòng hiếu thảo của con cái đối với đấng sinh thành.
Vào những dịp đặc biệt như ngày giỗ, lễ Tết hay đám tang người Việt thường chưng hoa cúc như một cách để thể hiện sự kính yêu, tôn trọng của con cháu đối với cha mẹ, ông bà tổ tiên.
nguồn ảnh: internet
3. Hoa cúc vàng là biểu trưng của những ngày lễ tết, sự sum họp, đoàn viên
Như đã nói ở trên, hoa cúc vàng được sử dụng nhiều vào những ngày đặc biệt trong năm như một sự tôn kính của con cháu dành cho tổ tiên. Đồng thời, những ngày này cũng là dịp mà các thế hệ trong gia đình có thể tụ họp lại, sum vầy, đoàn viên.Hoa cúc vàng tô điểm thêm sự đầm ấm cho không khí gia đình, mang lại sự hạnh phúc và kéo gần khoảng cách mọi người lại bên nhau
4. Hoa cúc khi héo tàn vẫn vẹn nguyên hoa lá tượng trưng cho lòng chung thủy sắc son
Có một điều thú vị về loài hoa cúc, khi tàn rủ héo úa đi, cả lá và bông hoa đều vẫn sẽ nằm vẹn nguyên như lúc đầu, không hề rơi rụng xuống. Người Trung Quốc có câu nói “Diệp bất ly chi, hoa vô lạc địa” có ý nghĩa là “Lá không bao giờ lìa cành, hoa chẳng bao giờ xuống đất” để miêu tả sự bền vững trước sau của loài hoa này.
Từ ý nghĩa đó, hoa cúc là minh chứng cho sự chung thủy son sắc, đại diện cho tình yêu, hôn nhân bền chặt, mãi mãi không chia lìa.
cúc rossi salmon
5. Theo Nho giáo, hoa cúc tượng trưng khí tiết kiên trung của người quân tử
Hoa cúc là một trong bộ bốn tứ quý Tùng – Cúc – Trúc – Mai đã có từ rất lâu đời trước đây. Trong học thuyết Nho giáo, bộ tranh này chính là biểu tượng cho những phẩm chắc cao quý của người quân tử. Hoa cúc mảnh mai nhưng cứng cáp, dù khô héo nhưng vẫn kiên cường liên kết bên nhau là biểu tượng cho sự kiên trung, bất khuất của người quân tử trước khó khăn thử thách trong cuộc đời.